Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

KIM NGƯU QUYỀN

Kim Ngưu Quyền là bài quy định quốc gia năm 2007, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.





Bài Thiệu:
  • Lập tấn bái tổ
  • Tam bộ cung kính
  • Nhị bộ kính sư
  • Đồng tử khai quyền
  • Liệt địa đồ thành
  • Kim ngưu chiếu giác
  • Hường nghiệp dẫn thân 
  • Lão tổ nghênh tân
  • Thiền sư tống khách
  • Tiên ông tọa thạch 
  • Đồng tử đăng sơn 
  • Hạn quyển song quyền
  • Thối khai lưỡng thủ 
  • Tung thiên lập trụ 
  • Hạ địa tầm châu 
  • Đảo thế hắc hầu 
  • Tùy cơ bạch hổ 
  • Tung hoành ngũ lộ 
  • Tấn hạng tam quan 
  • Bạch hạc tầm giang 
  • Kim kê độc lập 
  • Lập bộ như tiền.

BẠCH HẠC SƠN QUYỀN

Bạch Hạc Sơn Quyền là bài qui định quốc gia năm 2007, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:

  • Đầu tiên bái tổ, kính sư, Bạch hạc ra bộ, thôi sơn tấn liền,
  • Thăng thiên phượng dực xoay tròn,
  • Kim tiêu hồi bộ, song đao, xỉa tiền,
  • Thần cung xa tiễn, tấn tiên, 
  • Cước ngang bộ phượng, bay lên móc liền,
  • Đăng sơn hữu tả xỉa nghiêng,
  • Bạt phong cước tới, song phi phượng hoàng,
  • Quét chân, hoành toạ đăng sơn,
  • Hồi thân phượng dực, xoay tròn thôi sơn,
  • Đăng sơn tả, hữu quy hình,
  • Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà,
  • Xoay người vươn bộ đăng sơn,
  • Cước ngang phi tới, xoay thân kính chào.

THANH LONG ĐỘC KIẾM

Thanh Độc Kiếm là bài qui định quốc gia năm 2008, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:

  • Tứ Phương Bái Tổ Kính Sư
  • Xuất Kiếm Thủ Bộ Dáng Người Uy Nghi
  • Long Thăng Trảm Thạch Liền Khi
  • Tầm Xà Sát Thích Vân Phi Liền Kề
  • Thanh Long Xuất Thế Trở Về
  • Quy Xà Phạt Thảo Tứ Bề Sát Kinh
  • Ẩn Long Trầm Thủy Tung Mình
  • Nộ, Giáng, Thích, Trảm, Tụ Thần Triều Dương
  • Giao Long Đảo Hải Vẩy Vùng
  • Xung Thiên Bạch Hạt Nghiêng Mình Chuyển Thân
  • Thanh Long Bải Vĩ Xuất Thần
  • Long Vân Gặp Hội Muôn Phần Vũ Phong
  • Vọng Nguyệt Long Giáng Tầm Ngư
  • Vũ Môn Cá Vượt Qua Thềm Vờn Mây
  • Thanh Long Bái Tổ Hầu Sư
  • Diện Tiền Lập Bộ Kiếm Thu Trở Về.

ĐỘC LƯ THƯƠNG

Độc Lư Thương là bài qui định quốc gia đầu thế kỷ 21, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam. Đây là bài được áp dụng rộng rãi trong đoàn quân bách chiến của Quang Trung Hoàng đế. 



Bài Thiệu:
Lập tấn liên ba Phụng giang đầu 
Nhị bộ tấn nghinh khai đả thủ 
Qui đầu phục thế tấn Độc lư 
Hạ hồi trí túc song Long kích 
Hoành thân kiên đả tái nghịch tâm 
Hậu hoành nghinh chiến khai trực chỉ 
Hữu phi khai giác thích côn đình 
Phi bộ tạ hồi Liên trung đỉnh 
Hồi Long giáng thế đảo liên thành 
Chấp thủ Độc lư phát thích thương 
Song bộ khai qui đằng liên thích 
Phi vân chấp Mã tấn phát Ngưu 
Đảo thế luân thân Hầu Long bộ 
Chuyển Long phi giác ối Liên đài 
Liên ba tam bộ lập như tiền.

BÁT QUÁI CÔN

Bát Quái Côn là bài qui định Quốc gia năm 1995, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:

  • Bái tổ 
  • Phát bản linh thủ 
  • Xà vương khai môn 
  • Long du điền hải 
  • Điểu thủy đăng thiên 
  • Xuyên sơn định trận 
  • Nhất tướng ngũ môn 
  • Bát Quái đồng thần 
  • Lưỡng kê linh thủ 
  • Vạn phụng như hoa 
  • Bát phương loạn xạ 
  • Điểu trá yên phi 
  • Thạch thân xuất thế 
  • Tứ tướng hồi môn 
  • Lão tôn loạn đả 
  • Triều bàn Bát Quái 
  • Độc giác chiến xa 
  • Bạch Xà long trận 
  • Đơn phụng triều dương 
  • Kim thương trá thủ 
  • Phi sa yên thạch 
  • Hoành sơn mạng nhện 
  • Thần ngư võ thủy 
  • Trung hải nhứt trụ 
  • Độc linh yên bái.

NGỌC TRẢN QUYỀN

Ngọc Trản Quyền là bài qui định năm 1995, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:

  • Bái tổ 
  • Tam bộ bái tổ 
  • Nhị bộ phục sư 
  • Hồi thân lập trụ 
  • Ngọc Trản ngân đài 
  • Tả hữu tấn khai 
  • Thập tự luyện diệp 
  • Liên đả sát túc 
  • Tọa hồi mai phục 
  • Tấn đả tam chiến 
  • Thối thủ nhị linh 
  • Tả hoành sát 
  • Hữu hoành sát 
  • Hồi phát địa hổ 
  • Thanh Long biên giang 
  • Phụ tử tương tùy 
  • Song phi chuyển dực 
  • Hạ bàn lôi đản đả 
  • Hồi tiểu tọa khai cung 
  • Tấn đả song quyền 
  • Trực tiền quyển địa 
  • Huỳnh Long quyển địa 
  • Đồng tử dương thân 
  • Hoành tấn đả liên hoàn 
  • Hồi tả tọa 
  • Bạch xà lăn lộ 
  • Tả hoành sát 
  • Thanh Long biên giang 
  • Kim kê điển thủ 
  • Thối tảo bát liên hoàn 
  • Tẩu mã dương tiên 
  • Lập bộ như tiền 
  • Hồi đầu vọng bái.

LÃO MAI QUYỀN

Lão Mai Quyền là bài qui định Quốc gia năm 1994, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam. 


Bài Thiệu:
Bái tổ Lão Mai Quyền 
Lão Mai độc thọ nhất chi vinh 
Lưỡng túc khinh khinh tấn bộ hoành 
Tấn nhất đoản thối hồi lão khởi 
Phi nhất phát quờn thối thanh đình 
Tràn nha Hổ vươn oai thiết trảo 
Chuyển giác Long tất lực lôi oanh 
Lão Hầu thối tọa liên ba biến 
Hồ điệp song phi lão bản sanh 
Nguyệt quật song câu lôi điển chấn 
Vân tôn tam tảo Hổ Xà thành 
Bái tổ sư lập như tiền.

HUỲNH LONG ĐỘC KIẾM

Huỳnh Long Độc Kiếm là bài qui định Quốc gia năm 1995, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:
Diện tiền bái tổ kỉnh sư 
Hồi thân trụ bộ vẽ người hiên ngang 
Kiếm ôm theo bộ xung thiên 
Tả hữu song chỉ mình nghiêng thế chào 
Phụng đầu thế kiếm dương cao 
Thối lui hạ bộ nhập vào chém ngang 
Chém rồi bên tả tránh sang 
Hữu môn thượng mã kiếm ngang chân mày 
Kiếm loan long ẩn vân phi 
Sơn đầu hạc lập đâm ngay hạ đàn 
Rút về phong tỏa đôi bên 
Dùng đòn hạc tấn tiến lên chớ chầy 
Xàhành nghịch thủy cho hay 
Tàng đầu lộ vỹ chém bay qua đầu 
Thối hồi đơn phụng quang châu 
Chân đi xà bộ kiếm hầu tổ sư.

SIÊU XUNG THIÊN

Siêu Xung Thiên là bài qui định quốc gia năm 1994, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam



Bài Thiệu:

  • Bái tổ Siêu Xung Thiên 
  • Xung Thiên đề đao trảm phản nghinh 
  • Lôi phong trá tẩu qủi thần kinh 
  • Đê đầu tầm thọ lai phụng tấn 
  • Trảm phạt trung bình tọa ngưu canh 
  • Long thăng Hổ giáng loan xa sát 
  • Tiềm tàng ẩn phục điểu kiên thinh 
  • Lạc mã Bàng Phi lai cấp thích 
  • Tứ trung bình tọa phục sanh môn.

HÙNG KÊ QUYỀN

Hùng kê quyền là bài qui định quốc gia năm 1993, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam. Đây là bài quyền do Nguyễn Lữ sáng tác, đã được áp dụng rộng rãi trong đoàn quân bách chiến của Quang Trung Hoàng đế.



Bài Thiệu:
Lưỡng kê giao thủ thủy tranh hùng 
Song túc tề phi trảo thượng xung 
Trấn ải kim thương như Bạch Hổ 
Thủ quan ngân kiếm tợ Thanh long 
Xuyên cung độc triểu tăng ư trác 
Hồi thủ đơn câu thọ tứ hung 
Thiểu, tẩu, vượt, trầm thiên sở tứ 
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung.

THÁI SƠN CÔN

Thái Sơn Côn ( hay Roi Thái Sơn) là bài qui định quốc gia năm 1993, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.



Bài Thiệu:
Bái tổ Thái Sơn thảo pháp 
Thái Sơn đích thủy địa xà liên 
Thượng bổng kỳ phong thối Bạch Viên 
Quy kỳ độc giác trung bình hạ 
Thượng thích, đại đăng tấn thừa thiên 
Hồi đầu trực chỉ, liên tam thích 
Đồng Tân thuận thế phá giang biên 
Tẩu Thố, tồn sơn, hoành, phá kiếm 
Linh Miêu mai phục tấn thích Ngưu 
Thừa châu, bổ địa loan côn thích 
Hồi tiểu kim kê đả trung lang 
Si phong, sậu võ Ngưu khai giác 
Triệu tử đăng thành giá mã an.

TỨ LINH ĐAO

Tứ Linh Đao là bài qui định quốc gia năm 1993, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam



Bài Thiệu:

  • Hướng Đông chấp chủ nghiêm chào 
  • Chụm về tay phải cầm đao loan liền 
  • Lui chân, tay kéo lên trên 
  • Chém qua trái, phải, vớt liền một phen 
  • Nghiêng về rùa núp lá sen 
  • Chém ngang phát cỏ, bay lên Phượng Hoàng 
  • Đỡ đâm hình dạng kỳ lân 
  • Tréo chân chém dưới, bước lên chẻ đầu 
  • Hướng tây nào khác gì đâu 
  • Hướng Nam xoay vớt bay lên Phượng Hoàng 
  • Đỡ trên chém dưới hai lần 
  • Đao dâng ngang mặt bay cao chém chồm 
  • Chém liền hai ngọn dưới trên 
  • Hướng Bắc như thử xoay tròn tứ môn 
  • Tung mình cá vượt vũ môn 
  • Tọa địa hổ giáng phi long theo liền 
  • Trở về bái tổ tiếp liên 
  • Chụm chân tại chỗ tứ linh hết bài.

LÃO HỔ THƯỢNG SƠN

Lão Hổ Thượng Sơn là bài qui định quốc gia năm 1993, của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam. 



Bài Thiệu:

  • Bái tổ Lão Hổ Thượng Sơn 
  • Chấp thủ khai mã 
  • Song thủ phá cước 
  • Đồng tử dâng quả 
  • Lưỡng thủ khai môn 
  • Đơn tọa phục hổ 
  • Hữu thủ yểm tâm 
  • Hồi đầu thoái tọa 
  • Tả thủ yểm tâm 
  • Nhất cước phá đao 
  • Nhất quyền đả khứ 
  • Lão hổ vồ mồi 
  • Trửu phong đả bồi 
  • Song đao phạt mộc 
  • Song phi cước khứ 
  • Long quyền đả khứ 
  • Tả hữu đả diện 
  • Cuồng phong tróc nả 
  • Tả hữu phá cước 
  • Hoành thân phục hổ 
  • Hữu thủ yểm tâm 
  • Ngũ phong đả diện 
  • Hữu cước tảo địa 
  • Đơn tọa phục hổ 
  • Tả thủ yểm tâm 
  • Ngũ phong đả diện 
  • Tả cước tảo địa 
  • Đơn tọa phục hổ 
  • Hữu thủ yểm tâm 
  • Lưỡng thủ vạn năng 
  • Đơn tọa phục hổ 
  • Tả thủ yểm tâm 
  • Long quyền đoạt nhãn 
  • Lưỡng thủ tả cước 
  • Hoành thân thoái tọa 
  • Hữu thủ yểm tâm 
  • Long quyền đoạt nhãn 
  • Lưỡng thủ hữu cước 
  • Tướng quân bạt kiếm 
  • Bái tổ - thâu mã.

Nguồn gốc và danh xưng

  Người Trung Hoa thường phân loại các môn võ của họ thành hai loại với tên gọi khác nhau. Môn võ vật thì gọi là Giốc Để, còn võ quyền cước (đánh đá chân tay) gọi là Thủ Bác, mà bây giờ chúng ta gọi là quyền thuật (boxing). Sau này người Trung Hoa gọi các môn võ chân tay (hay quyền thuật) của họ là Kỹ kích hay Kỹ pháp.

  Tên khác của Thiếu Lâm Quyền: Thiếu Lâm công phu. Người Quảng Đông thì lại gọi các môn võ thuật có nguồn gốc từ Thiếu Lâm là Kungfu hay Gongfu (phiên âm Hán-Việt: Công Phu) và mang nó đi truyền bá khắp bên ngoài Trung Hoa Đại Lục nên người phương Tây gọi võ Trung Hoa là Kungfu, và các môn quyền thuật (boxing) (tiếng Nhật đọc là Kempo hay Kenpo) và công phu xuất phát từ chùa Thiếu Lâm thì gọi là Thiếu Lâm công phu (Shaolin là phiên âm latinh từ tiếng phổ thông, còn tiếng Quảng Đông đọc là "Sỉu Lầm" - viết là Silum) hoặc là Thiếu Lâm võ thuật. Trong khi tiếng Nhật thì cũng có một cách đọc na ná âm tiết là Shorin (Shaolin) và Ji (Sì). Do vậy, môn Karate (Không Thủ Đạo) ở Nhật còn có một tên gọi khác nữa là Shorin Ji Kempo nghĩa là Quyền Pháp Thiếu Lâm tự của Nhật Bản.

  Năm 1945, nước Nhật bại trận sau thế chiến thứ hai và trở nên kiệt quệ hoàn toàn. Kaiso (So Doshin) hiểu rõ thế nào là cảm giác bị đánh bại và đó là một phần lý do khiến ông sáng lập ra Shorinji Kempo. Kaiso (So Doshin) đã phát triển các kỹ thuật của Thiếu Lâm tự Trung Quốc và tập hợp lại thành hệ thống kỹ thuật Thiếu Lâm tự Nhật Bản.

Ông (Kaiso (So Doshin)) đã từng nói: "Tôi đã tận mắt chứng kiến thực trạng chính trị quốc tiếm khi mà sức mạnh dường như là công lý duy nhất tồn tại, những mối quan tâm quốc gia xâm chiếm cả tư tưởng, tôn giáo và đạo đức..." "Cách nhìn của tôi với thế giới thay đổi. Tôi hướng tới một mục tiêu cho cách sống mới của mình: Con người. Mọi thứ đều phụ thuộc vào giá trị của con người."

                

      Cổng chính của chùa Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc).

  Khi nói chùa Thiếu Lâm mà công chúng xưa nay thường biết đến chính là chùa Thiếu Lâm ở tại dãy núi Tung Sơn (huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) là thủy tổ của các môn phái võ Trung Hoa.

  Còn các võ phái bên ngoài Trung Hoa Đại Lục trong vùng Đông Á (bán đảo Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, ...) thì lại có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm.

  Vị sư trưởng (tục gọi là Phương Trượng) hiện nay (2007) trụ trì tại chùa Thiếu Lâm (Đăng Phong, Hà Nam) là vị hòa thượng pháp danh Thích Vĩnh Tín (sinh năm 1965).

  Sau khi vị hòa thượng này lên quản nhiệm ngôi chùa đã cho thành lập Công ty Thiếu Lâm tự và đăng ký bản quyền thương hiệu cho võ công Thiếu Lâm tạiTrung Hoa và tại Cơ Quan Văn Hóa (của) Liên Hiệp Quốc (UNESCO) nhằm tránh nạn "ăn cắp bản quyền sáng chế" và cũng để hạn chế những ngụy phái dám giả mạo xưng danh là môn đồ của Thiếu Lâm tự làm điều càn rỡ phương hại đến uy danh và văn hóa Thiếu Lâm tự, mà nạn phổ biến nhất là việc sáng tác bừa bãi các bài quyền và các kỹ thuật công phu không đúng với tông pháp nguyên ủy của võ công Thiếu Lâm. Lịch sử võ công Thiếu Lâm cũng đã là minh chứng cho thấy sự mâu thuẫn về đường lối của Nam Thiếu Lâm và Bắc Thiếu Lâm với Thiếu Lâm Tung Sơn Hà Nam (Trung Quốc) và cuối cùng Thiếu Lâm Tung SơnHà Nam (Trung Quốc) cũng phải thừa nhận vị trí của Bắc Thiếu Lâm (Sơn Đông, Hà Bắc (Trung Quốc)) và Nam Thiếu Lâm (Toàn Châu, Phúc Kiến) trong một hệ thống Thiếu Lâm quyền.

  Hơn nữa, vị phương trượng này - Thích Vĩnh Tín - cũng muốn chấn hưng lại danh tiếng văn hóa Thiền Tông Thiếu Lâm tự là cái nôi của Thiền Tông thế giới cũng như khẳng định lại vị trí đặc biệt của Thiền trong võ công Thiếu Lâm từ nguyên thủy của nó, ông đã phát biểu trong lời tựa các ấn phẩm võ công do chính nhà chùa xuất bản hiện nay: "nhà chùa nhờ có võ công mà nổi tiếng, ngược lại võ công của Thiếu Lâm cũng nhờ chùa mà trở nên phát triển" cho nên tại chùa Thiếu Lâm và ở Trung Hoa xưa nay thường hay có câu truyền tụng "Thiền Quyền nhất thể" là như vậy.